Tại sao trà Phổ Nhĩ “không có hạn sử dụng

Tại sao trà Phổ Nhĩ “không có hạn sử dụng

Viết bởi: Bạch Hạc Trà Ngày đăng: 21/07/2020

Tại sao trà Phổ Nhĩ “không có hạn sử dụng”?

Trà phổ nhĩ được biết đến là một loại trà “không có hạn sử dụng” (có thể lưu trữ trong một thời gian rất dài), càng để lâu, mùi vị của trà càng thơm ngon. Nguyên lý của sự “lão hóa” của trà phổ nhĩ, là các thành phần hóa học trong trà ô xy hóa, phân giải và chuyển hóa, dẫn đến việc hình thành các chất màu nâu và sự thay đổi của mùi thơm. Trong quá trình lưu trữ, các este bị ô xi hóa tạo ra các thành phần dễ bay hơi và có mùi thơm của trà lâu năm như 2,4-Heptadienal; polyphenol, axit amin và đường ô xi hóa hình thành các hợp chất tạo màu nâu vàng của trà; sau quá trình lưu trữ trà phổ nhĩ thơm rõ rệt hơn, màu sắc trà dần chuyển nâu, nước trà đỏ, vị chát đắng giảm, mùi vị dần ôn hòa và dễ chịu hơn.

Nếu đã từng so sánh màu nước trà phổ nhĩ (sống), bạn sẽ thấy qua thời gian, nó có sự khác biệt rõ rệt! Đây chính là chuyển hóa. Tại sao rất nhiều người thích sưu tầm và lưu trữ trà phổ nhĩ, cũng vì lý do này. Bởi trà phổ nhĩ sống lâu năm uống rất ngon, tính trà dịu êm, nước trà mượt mà, mùi vị chuyển dần theo hướng thơm, nồng, nhuận, trơn, ngọt. Cũng chính mùi vị này của trà phổ nhĩ sống, đã khiến trà phổ nhĩ chín ra đời. Nếu không phải vì mọi người thích uống trà sống lâu năm, thì sẽ không nghĩ cách mô phỏng lại phương thức lên men tự nhiên của trà, để tạo ra trà chín.

Quá trình chuyển hóa của trà phổ nhĩ (sống):

1. Giai đoạn trà mới (1-3 năm)

Màu trà vàng xanh hoặc vàng, mùi thơm khá rõ mùi sống, mới, có mùi ngọt, vị đắng chát khá rõ, lá trà khô có màu xanh đen, sau khi pha bã trà có màu vàng xanh.

2. Thời kỳ chuyển hóa (3-10 năm)

Màu nước trà vàng đỏ, bớt mùi của trà mới, mùi thơm của mật ngọt bắt đầu rõ, dần giảm vị đắng chát, lá khô màu xanh đen, sau khi pha bã trà màu vàng.

3. Giai đoạn chuyển hóa trung kỳ (10-20 năm)

Màu trà đỏ, mùi thơm không còn mùi trà mới, mùi mật ngọt trộn lẫn mùi thời gian lâu năm, gần như không còn đắng chát, sự đắng chát tan rất nhanh khi nước trà vào miệng, nước trà sánh, nồng hậu, hơi giống như nước cơm, trà khô đen và sáng, sau khi pha bã trà có màu vàng ngả nâu.

4. Giai đoạn chuyển hóa hậu kỳ (20-40 năm):

Màu nước trà chuyển đỏ đậm, mùi gỗ thơm rõ ràng, không còn vị đắng chát, vào miệng liền tan ngay, nước trà sánh như nước cơm, lá trà khô đen nâu và sáng mỡ màng, sau khi pha ra lá trà màu nâu nhạt.

5. Giai đoạn trà lâu năm (40-60 năm)

Màu trà như màu rượu vang, mùi thơm như thuốc mãnh liệt, không còn vị chát, vào miệng tan ngay, nước trà sánh như nước cơm, trà khô màu đen nâu, bã sau pha màu nâu đỏ, cảm giác tan trong miệng khiến người uống rất sảng khoái.

6. Thời kỳ lão trà (60-100 năm)

Nước trà đỏ như rượu và sáng, mùi thuốc mãnh liệt, không còn vị đắng chát, tan ngay trong miệng, nước sánh như nước cơm, bã sau pha màu nâu, mùi lâu năm (mùi thời gian) lãng đãng, vết tích của thời gian hiển hiện rõ ràng.

7. Thời kỳ trà cổ (trên 100 năm)

Màu nước trà đỏ như rượu và sáng, trong veo lấp lánh, mùi thơm nồng nàn, vào miệng tan ngay, nước sánh, trà khô màu đen nâu, sau khi pha xong bã có màu nâu, vị lâu năm rất rõ, mùi thơm đọng lại ở từng kẽ răng.

Cần phải nói rõ, hiện tại thời kỳ trà lão và cổ là suy đoán mà ra, bởi lẽ trà phổ nhĩ lão - cổ rất ít, trên thị trường lại rất nhiều trà giả.

Tổng hợp lược dịch lại từ trang: puercn.com

Viết bình luận của bạn:

Các tin khác

hotline